Đại tu động cơ máy xúc lật. Khi nào cần đại tu, đại tu động cơ xe xúc lật thì làm gì? Bài viết tập hợp các thảo luận của thợ sửa chữa máy xúc lật mọi người tham khảo.
Kiến thức ban đầu đại tu động cơ máy xúc:
Vận hành thử xem có cần thiết phải đại tu hay không? Đại tu xong, liệu có cải thiện được vấn đề không?
Khi đã quyết định đại tu thì phải đo đạc kiểm tra ngay. Cái gì đo được lúc máy sống thì làm trước. Khi rã ra rồi thì phải vệ sinh sạch sẽ, rồi đo đạc, kiểm tra xem cụ thể thì mới chốt cái gì thay, cái nào để, cái nào sửa, cái nào chỉnh…
Kiểm tu lập dự trù sơ bộ
Lấy thông số thực tế. Báo cáo làm giá với chủ được sự đồng ý. Mới có phần sau.
Tháo rã tung, rồi kiểm tu lần tiếp, lập dự trù chi tiết.
Xác định chi tiết cần thay. hay thủ thuật. rồi ứng xìn. tiếp tục thi công ( phần sống còn với gia đình nhà thợ)
Đối với từng loại động cơ đều có thông số, khe hở từ bạc đến hơi, áp dầu bôi trơn hay áp buồng nén.
Kinh nghiệm của các thợ khi đại tu:
Rã động cơ ra hay khi lắp vào đều có bước
Kiểm tu và kiểm tra khi lắp. Khe hở bạc, khe hở piston khe hở xec mang khe hở bơm dầu bánh răng… Trục có xước hay không.
Phải vệ sinh lại toàn bộ mới lắp lại.
Trước tiên phán đoán sơ bộ khi máy còn nổ. Có nóng có sủi nước, hao nước không có gõ không. Khi tháo ra thì kiểm tra cong vênh, nứt rỗ. Dẫn hướng sao liệu có gõ, xi air sụp không, xu pap có cong không.
Tùy loại mặt máy còn kiểm tra thên cam cò… Nếu máy vẫn còn hoạt dộng tốt chỉ ăn nhớt nên tháo đại tu. nếu mặt rỗ quá phạm buồng đốt thì đem phay rồi xử lý gioăng.
Những chú ý khi làm vệ sinh trước khi “Rã” động cơ:
1- Tháo tất cả những “Linh kiện điện” gắn xung quanh động cơ: Cảm biến, công tắc, đề, máy phát…Công s/c thì thấp mà giá cả “Linh kiện điện” thì cao…Chờ mua thì mất thời gian…không cẩn thận là “Bị Lõm nặng”. “Cái gì” đã tháo ra thì phải có “Cái gì đó” đút nút hoặc bịt thế chỗ.
2- Vệ sinh và làm sạch phía ngoài động cơ bằng phương pháp “Cạo gió”, dùng dung dịch chuyên dùng (Giá thành cao ít khi thấy “Xưởng tư nhân” nào làm), dùng súng phun nước áp lực cao xịt rửa và “Xì khô”.
3- Tháo rã: theo nguyên tắc “Cái nào lắp sau thì phải tháo trước”, dễ tháo trước khó tháo sau, “Râu ria” tháo trước “Chủ trò” tháo sau.
Lưu ý
Tháo “Cụm chi tiết nào” thì “Ốc vít” của cụm đó được “Gói riêng” kèm theo “Bảng tên”. Cổ hút cổ xả, bơm nước, dây curoa, đường ống diesel. “Nguyên củ sinh hàn dầu máy”, khi tháo sinh hàn chú ý đánh dấu đầu vào và đầu ra nhé….
Mặt quy lát, bánh đà, “Râu ria” xung quanh bơm cao áp. Tháo cate, “Bửng đầu, bửng dít”, “Bánh răng trung gian”. Ống hút dầu máy, bơm nhớt, bơm cao áp…. Cạo ( Hoặc mài) gờ xy lanh. Vam xy lanh bằng vam chuyên dụng. Tháo vòi phun dầu máy làm mát piston. (Đầu tiên và rất quan trọng..gói gọn để vào nơi an toàn…rồi tính sổ sau). Tháo tay biên, rút piston và tay biên ra ngoài. Nhớ xem dấu của tay biên: tên gì, “Ắc gô bạc” quay về đâu??? và gá “Cung biên nào thì vào với tay biên ấy”.
Ngửa lên tháo nốt trục cam, tấm đệm mặt đầu (Thường đ/c KOM đều có). Tháo các cung balie.
Dụng cụ để Đại tu động cơ máy xúc lật
– Thước cặp.
– Căn lá.
– Thước thẳng.
– Tay cân lực 6 – 35 kgm.
– Đồng hồ + giá đo độ cao.
– Panme đo ngoài với các thang đo: 0-25, 25-50, 50-75, 75-100, 100-125, 125-150, 150-175.
– Đồng hồ so đo lỗ tương ứng: 6-10, 10-18, 18-35, 35-60, 50-150.
– Cờ lê, mỏ lết, búa, “Khẩu-tuýp”, “Tay vặn khẩu”, tay công….
– Phụ tùng động cơ máy xúc lật để thay thế.